5 lưu ý giúp bé yêu tránh xa cảm cúm
Giao mùa là thời điểm nhạy cảm, thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển dễ bùng phát thành dịch, khiến cho trẻ với sức đề kháng non nớt rất dễ bị ốm và lây bệnh. Đặc biệt trong thời tiết nóng lạnh thất thường như này khiến con dễ bị nhiễm lạnh và cảm cúm. Nếu cha mẹ không phòng tránh, chữa trị kịp thời cho bé thì trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Kiddi hy vọng với 5 lưu ý dưới đây sẽ giúp bé yêu tránh xa cảm cúm và vơi đi nỗi lo trong lòng các bậc phụ huynh
1. Rửa tay, súc miệng sau khi đi từ ngoài về
Ở ngoài đường rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn mà trẻ lại thường có thói quen cầm, nắm đồ ăn, vì thế mà cha mẹ nên lưu ý khi con từ ngoài đường về hay trẻ chơi xong phải cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Cha mẹ cũng nên chú cũng được chú trọng đến việc cắt móng tay của các bé để đảm bảo vệ sinh, tránh tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn, và hạn chế nguy cơ các bệnh về da khi chẳng may cào cấu vào các vết xước.
2. Bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng
Trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên sức đề kháng và hệ miễn dịch của con vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho bé là điều vô cùng quan trọng để giúp con có một sức mạnh “chiến đấu” với vi khuẩn và các bệnh lý thường gặp. Cha mẹ chú ý cung cấp các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, vitamin C,…bởi chúng vừa hỗ trợ khả năng miễn dịch, làm ổn định tế bào da, vừa giúp kích thích thèm ăn ở trẻ. Nhóm dưỡng chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng gà, sữa, dầu cá, thịt heo, lươn, đỗ tương, chuối…và các loại rau xanh như: súp lơ, rau cải,…
3. Tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ
Theo lời khuyên từ bác sĩ, đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nhớ đưa bé đi tiêm chủng vacxin cúm hàng năm nhé (đặc biệt là các bé mắc các bệnh mạn tính như suyễn vì khi bé bị cảm cúm cũng rất dễ kích thích các cơn hen suyễn).
Ngoài vacxin theo đường tiêm, hiện nay đã có thêm vacxin ngừa cúm đường mũi cho những bé từ hai tuổi trở lên và hiệu quả tương tự như vacxin tiêm. Vacxin cúm khá an toàn, tuy nhiên, trong một số trường hợp bé có thể bị đau, sưng tấy ở chỗ tiêm, một số bé có thể bị sốt nhẹ, nhức mỏi. Vacxin ngừa cúm đường mũi đôi khi có thể khiến bé sổ mũi, thở khò khè, đau đầu, nôn, đau cơ, sốt. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi vì chúng thường nhẹ và nhanh chóng biến mất trong thời gian ngắn mà thôi.
4. Vận động nhiều vào buổi sáng và bổ sung nước đầy đặn
Vào mỗi buổi sáng đến trường, hầu như tại các trường mầm non, các bé sẽ được tham gia các trò chơi vận động cũng như đi dạo để tăng cường sức khỏe. Sau những khoảng thời gian vui chơi và hoạt động mạnh, trẻ thường mất rất nhiều nước và khoáng chất, nếu không được bổ sung đầy đủ rất dễ khiến con mất sức và giảm sức đề kháng. Cha mẹ nên rèn luyện cho bé thói quen tự bổ sung nước cho cơ thể để giúp con vừa vui chơi vừa khỏe mạnh.
5. Rèn luyện thói quen sinh hoạt đúng quy tắc
Thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến con cảm thấy mệt mỏi và dễ buồn ngủ hơn. Nhưng cha mẹ cũng đừng để cho trẻ đi ngủ quá sớm và thức dậy quá muộn nhé! Bởi như thế sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học của trẻ, khiến cơ thể con không kịp thích ứng, rất dễ ốm yếu. Chính bởi thế mà các bậc phụ huynh nên chú ý rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học, đúng giờ giấc.
Thời tiết giao mùa rất dễ khiến các bé mắc phải bệnh cảm cúm, vì thế mẹ hãy nhớ ghi lại những lưu ý hữu ích trên đây về cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ để cùng con bước qua đợt giao mùa khỏe mạnh nhé!